Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Sau Khi bạn đã cài đặt xampp vào đường đẫn /opt/lampp thì bạn tiến hành làm theo các bước sau để cài đặt laravel
Bước 1: Cài đặt biến môi trường cho php
Mục đích là thiết lập để hệ thống nhận ra php trong xampp, nếu ai đã cài php thuần rồi thì khỏi phải làm bước này:
export PATH=$PATH:/opt/lampp/bin
Bước 2: Install composer(Yêu cầu để có thể cài đặt laravel)
$ curl -sS https://getcomposer.org/installer | php
$ sudo mv composer.phar /usr/local/bin/composer
Bước 3: Download laravel tại đây, chọn một phiên bản, bạn sẽ tải về một file zip, giải nén nó vào thư mục htdocs của xampp, bạn sẽ được một thư mục cùng tên với file zip tải về, ví dụ mình tải laravel-4.2.11.zip thì khi giải nén sẽ được thư mục laravel-4.2.11, bạn đổi tên lại thành laravel cho dễ làm việc.
Bước 4: Truy cập vào thư mục chứa mã nguồn của laravel:
$ cd /opt/lampp/htdocs/laravel
Bước 5: Chạy lệnh sau để cài đặt laravel
$ /opt/lampp/bin/php /usr/local/bin/composer install 
Bước 6: Sau khi Khởi động xampp, truy cập trình duyệt web vào địa chỉ sau để chạy laravel:
http://localhost:8888/laravel/public/index.php
Nếu xuất hiện thông báo lỗi  Error in exception handler thì do bạn chưa cấp quyền để laravel có thể truy cập vào các file và thư mục trong
app/storage
Để cấp quyền , bạn chạy lệnh sau từ thư mục lavarel:
sudo chmod -R 777 ./app/storage
Cuối cùng, thành quả mà bạn đạt được sẽ như sau:

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Trên linux, việc thao tác với command là điều thường xuyên, có những công việc làm hằng ngày và mỗi lần ta phải gõ rất mất thời gian, có những command hay ta muốn đánh dấu lại để dùng, hay có những command dài ta không nhớ hết, đó là ý tưởng để mình viết command manager, giao diện đơn giản, nhỏ gọn giúp bạn quản lý những command của mình, tạm biệt việc gõ và nhớ command rối rắm
Link download: https://drive.google.com/file/d/0Bx5BOufKI6wETmEydWxESVdPS1E/view?usp=sharing

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015



Mặc định, root user trong ubuntu desktop được disable đi, tuy nhiên chỉ vài thao tác đơn giản sau bạn có thể bật nó lên:
[1] Set root password

trusty@dlp:~$ sudo passwd root
Enter new UNIX password:                      # set root password
Retype new UNIX password:                     # confirm
passwd: password updated successfully
trusty@dlp:~$ su -
Password:                                     # input root password
root@dlp:~#                                   # just switched to root
[2] Nếu bạn bất quyền root thì nên giới hạn những user có thể có quyền này:

root@dlp:~# vi /etc/pam.d/su
# line 15: uncomment and add a group which can switch to root
auth   required   pam_wheel.so   group=adm

root@dlp:~# usermod -G adm ubuntu 
Như vậy là các user nằm ở nhóm adm sẽ có thể trở thành root. Đơn giản quá phải không nào. Chúc các bạn thành công